Mô tả
Cây Trúc Mây là cây có công dụng làm sạch không khí, giúp tinh thần sảng khoái thư giãn. Cây được trồng nhiều trong các gia đình vừa làm cảnh lại giúp không gian gia đình tươi mới và không khí sạch sẽ hơn.

1. Ý nghĩa phong thủy của cây trúc mây
Cây Trúc mây mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Đầu tiên chúng luôn mọc thành khóm thể hiện sự gắn bó bền chặt như anh em một nhà. Trồng trúc mây, gia đình yên ấm.
Cây có tác dụng rất lớn trong việc trừ tà, do đó khi bạn muốn xua đuổi đi những vận đen đủi thì trúc mây chính là cây xanh bạn nên sở hữu trong không gian.
Bên cạnh đó trong phong thủy cây còn đại diện cho ý nghĩa muốn thăng tiến trong mối quan hệ nào đó. Nên nó cũng chính là cây cảnh được dùng trong quà tặng khá nhiều.

2. Cách trồng và chăm sóc cây trúc mây
– Ánh sáng: Cây sinh trưởng trong điều kiện thường, ít ưa ánh sáng vì thế trồng trong phòng làm cây nội thất là rất thích hợp.
– Nước: Nước là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của cây, nguồn nước phải sạch tránh bệnh hại phát triển trên cây.
– Đất: Phải thoát nước tốt, chứa nhiều dinh dưỡng tạo điều kiện để cây phát triển. Đất trồng cây nên sử sung đất trồng đã xới vụn, tơi + trấu vỏ gạo + phân vi sinh
– Cây giống chắc khỏe, không bị héo lá, không sâu bệnh hại, không gãy cành
Bước 1: Chuẩn bị chậu trồng + xỉ than + đất + phân bón + cây giống
Bước 2: Cho một ít xỉ than vào trong đáy chậu -> Cho đất trồng khoảng hơn nửa chậu sau đó đặt cây con vào giữa -> đổ thêm đất vào chậu xung quanh gốc cây -> nén chặt giữ cho cây đứng thẳng, không bị đổ gục -> Cuối cùng là tưới nước cho cây.

– Cần đặt cây nơi có ánh sáng yếu, mát mẻ bởi đây là loài cây không ưa ánh sáng trực tiếp. Tuy nhiên, định kỳ một tháng một lần cần mang cây ra ngoài trời thời gian khoảng từ 6h chiều hôm nay đến 7 hoặc 8 giờ sáng ngày mai giúp lá cây xanh tốt.
– Cần tưới nước co cây mỗi tuần chỉ khoảng hai lần bởi cây trúc mây cũng không có yêu cầu về nước cao, cây tưới quá nhiều dễ bị nấm bệnh và úng rễ làm cây nhanh chết hơn.
– Trong thời kì cây phát triển, cứ mỗi tháng cần bón cho cây thêm chút phân NPK để tăng lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây……….Không nên bón phân trực tiếp mà cần hòa tan vào nước rồi mới bón vào gốc cây. Liều lượng bón chỉ khoảng 5 gram mỗi lần.
– Sâu bệnh hại cây: Cây trúc mai cũng dễ mắc một số loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh phấn trắng. Bệnh phấn trắng dấu hiệu nhận biết khá đơn giản, thường xuất hiện ở lá, trên mặt lá thường xuất hiện những bột phấn màu trắng. Đối với loại bệnh này, khi cây trồng ở ngoài có thể sử dụng loại thuốc hóa học đặc trị cho bệnh, tuy nhiên nếu trồng cây trúc mây trong nhà thì không nên dùng bởi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình. Cần thay thế bằng cách xịt thuốc diệt muỗi hoặc dùng cồn lau các bộ phận bị bệnh của cây.

Vân Linh –
Cây khỏe, hài lòng
Khánh Thư –
Sản phẩm rất đẹp, nhận hàng rất ưng ý
Thu Hiền –
Cây khỏe mạnh, rất hoàn hảo
Hoài Thương –
Nhanh chóng, chất lượng tốt, giá thành dễ chịu.
Tùng Khang –
Mình decor quán cafe, các bạn tư vấn rất nhiệt tình
Trần Tuấn –
Dịch vụ thi công ban công rất tuyệt vời