.
Hướng dẫn trồng hoa Nhài làm thuốc cực hữu hiệu
.
Hoa nhài( hoa lài) tinh khiết, cánh xoè dạng cây dù, thường mỗi cành có 3 hoa nhưng có lúc chỉ 1 hoa hoặc đến 5 hoa. Hoa thường nở ở đầu cành hoặc nách lá. Hoa có màu trắng, đơn cánh hoặc nhiều lớp, hương thơm nồng. Người ta thường dùng hoa nhài để ướp trà hoặc làm thơm thức ăn. Nó cũng có thể giúp ổn định tâm trạng, diệt khuẩn,..
Chính bởi hương thơm ngọt ngào và bổ ích như vậy đã khiến hoa nhài trở thành một trong những loại cây được ưa trồng gần cửa nhà, ven lối đi lấy hương thơm và tạo cảnh quan cho không gian mỗi gia đình.
»»» Hướng dẫn trồng cây hoa Nghệ tây chữa bệnh thần kì
Kỹ thuật trồng hoa nhài cũng không quá khó. Cách chăm sóc cũng tương đối đơn giản nếu trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản.
CÁC MẪU SẢN PHẨM HOT
-
Chậu hàng rào gỗ nhựa composite D60 R20 C20
480.000 ₫ -
Ngũ gia bì bonsai để bàn
Giá gốc là: 220.000 ₫.205.000 ₫Giá hiện tại là: 205.000 ₫. -
Giỏ treo trầu bà sữa
Giá gốc là: 180.000 ₫.160.000 ₫Giá hiện tại là: 160.000 ₫.
Hướng dẫn trồng hoa nhài
Điều kiện nhiệt độ trồng cây hoa nhài
Nhiệt độ thích hợp để trồng cây nhài là từ 20 – 33độC. Nếu nhiệt độ thấp 8 -10độC cây sinh trưởng kém. Do đó không nên chọn mùa lạnh để trồng bởi cây khó phát triển. Hoặc hãy trồng trước và sau mùa mưa để giúp cây luôn ẩm.
Hoa nhài là cây ưa sáng, do đó cần trồng nơi thoáng, rộng, không bị che bóng. Như vậy cây mới cho năng suất cao và hoa mới thơm. Hoa nhài cần nước để sinh trưởng và ra hoa liên tục nhưng không chịu úng. Cần trồng nơi cao ráo, tưới tiêu thuận lợi.
Đất trồng hoa nhài
Hoa nhài sống được trên nhiều loại đất khác nhau từ đồi núi, đồng bằng, đất thịt thậm chí đất bạc màu hay nghèo dinh dưỡng cây cũng đều phát triển mạnh. Chỉ cần đảm bảo tơi xốp, thoát nước tốt.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa nhài
Phương pháp trồng hoa nhài thích hợp nhất là giâm cành. Để cây nhanh phát triển và cho ra hoa như ý muốn, nên chọn những cây khỏe, không bệnh hại. Nên giâm cành vào mùa Xuân, sau khi giâm khoảng 20 ngày thì cành sẽ ra rễ.
Mặc dù nhài được cắt tỉa hàng năm làm tán cây nhỏ lại. Nhưng nếu trồng dày hơn sẽ làm cho việc đi lại chăm sóc và thu hoạch bông gặp khó khăn.
Để giúp cây phát triển tốt hàng năm nên tiến hành đốn tỉa để cây được thông thoáng. Như vậy sẽ hạn chế được sâu bệnh và cho hoa tập trung hơn. Nếu có điều kiện thì nên tiến hành tỉa theo 2 đợt vào khoảng tháng 5-6 hoặc tháng 9-10. Khi tỉa hãy dùng dao, kéo sắc cắt toàn bộ cành già, khô hoặc sâu bệnh.
Để giúp cây đủ chất dinh dưỡng, nên bón phân thúc và tưới nước thường xuyên đảm bảo độ ẩm để cây ra hoa nhanh hơn.
Phòng chống bệnh thường gặp
Những bệnh thường gặp là thối rễ, sâu đục lá, bệnh nhện đỏ…Nếu thấy hiện tượng này, ngoài việc nhặt bỏ những chiếc lá rụng trên cành khô và trên mặt đất cùng việc bắt và diệt các loại ấu trùng, nhộng trên lá. Ta có thể sử dụng các loại dung dịch vôi lưu huỳnh hoặc có thể dùng dung dịch Thiophanate, dung dịch 50%WP, dung dịch 40% EC…
Nếu quá nặng có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều sẽ để lại dư lượng thuốc trong hoa lài, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, xác định các loại sâu bệnh hại và xây dựng quy trình phòng trừ bệnh một cách hợp lý có thể giảm chi phí và lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng như hiện nay.
Tác dụng của cây hoa nhài trong việc chữa bệnh
Trong y học, lá hoa nhài trị mụn trứng cá, khó thở. Hoa nhài sấy khô, dùng như trà, có thể chữa sốt, chướng bụng, tiêu chảy. Đặc biệt lưu ý, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng hoa nhài.
Trà hoa nhài có thể được sử dụng để điều trị đau đầu, ho và bệnh thấp khớp. Phụ nữ sinh đẻ, dùng dầu hoa nhài cũng rất tốt, là chất khử trùng mạnh mẽ, an thần và thuốc bổ được đề nghị dùng cho trường hợp khó thở, ho và suy nhược thần kinh.
Một lượng nhỏ tinh dầu hoa nhài cũng có thể làm dịu cơn đau. Trà hoa nhài có tính chất an thần và nó có thể điều chỉnh lưu thông máu và giảm căng thẳng động mạch. Một tách trà hoa nhài kết hợp với trà xanh là một liều thuốc bổ và có hiệu quả tăng năng lượng.
Xem thêm