.
Hướng dẫn trồng hoa Cúc họa mi quanh nhà đẹp tinh khôi
.
Hoa Cúc họa mi còn có tên là Cúc dại, Cúc Mặt trời. Tại Việt Nam hoa Cúc họa mi cũng được trồng phổ biến ở khắp nơi bởi kỹ thuật trồng hoa Cúc họa mi khá đơn giản lại nhiều công dụng.
Ngoài làm nền cho khu vườn nhà bạn thêm phần sinh động, nhiều màu sắc thì cây còn có khả năng hấp thu những chất khí độc hại phát ra từ đồ điện hoặc đồ nhựa trong gia đình, khí trichloroethylene tỏa ra từ các chất tẩy rửa. Đặc biệt nó còn là cây thuốc quý chữa được nhiều thứ bệnh nhiều người không hay biết.
Cây hoa Cúc họa mi mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh khôi
CÁC MẪU SẢN PHẨM HOT
-
Kệ 2 tầng để cây S20x2
205.000 ₫ -
Decor bé gái CHIBI
25.000 ₫ -
Kim ngân chậu sứ S20
Kỹ thuật trồng hoa cúc họa mi
Nhiệt độ thích hợp trồng hoa cúc họa mi
Hoa Cúc họa mi là cây có sức sống mãnh liệt, ưa khí hậu mát mẻ, chịu được rét. Không thích hợp với nhiệt độ cao, ưa ánh sáng, không chịu được bóng râm. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là từ 12độ C – 25độC.
Chọn đất trồng và làm đất
Cây hoa Cúc họa mi thích hợp với đất trồng pha cát giàu chất mùn, thoát nước tốt và có ánh nắng đầy đủ, đất thịt nhẹ và tơi xốp. Độ pH phù hợp cho việc trồng hoa Cúc họa mi là 6 – 6,5.
Kỹ thuật trồng hoa Cúc họa mi
Trồng Cúc họa mi bằng phương pháp gieo hạt. Trước khi tiến hành gieo hạt giống hoa Cúc họa mi cần cuốc đất cho tơi và phơi trong khoảng 1 tuần. Đất cần được làm nhỏ rồi tiến hành bón phân lót đều trên bề mặt rồi mới tiến hành gieo hạt.
Thời điểm thích hợp nhất để gieo hạt đó vào khoảng giữa tháng 8. Sau khi gieo 1 tuần, hạt sẽ nảy mầm. Đến tháng 10 khi bầu cây đã được vài lá non rồi đưa vào trong vườn ươm hoặc trong chậu. Phải đến khoảng tháng 3 năm sau cho chậu hoa ra khỏi bạt, rồi mới trồng cố định vào bồn hoa.
Do Cúc họa mi có tính biến dị lớn, giống dễ thoái hóa. Vì vậy hàng năm cần chọn lọc và giữ lại những hạt giống ở trên cây đơn có hoa to để nhân giống.
Cách chăm sóc hoa Cúc họa mi
Mùa Hè nên đưa cây vào chỗ mát để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Cúc họa mi là loại cây không ưa ẩm, bình quân 7-10 ngày tưới nước cho cây 1 lần.
Mùa Đông chỉ nên duy trì độ ẩm của đất là được, không nên tưới nhiều nước. Tuy nhiên nếu trồng ngoài vườn, lối đi vào ngoài trời thì cần tưới nước thường xuyên mỗi khi trời tối
Trong thời kỳ sinh trưởng, nếu nhiệt độ quá cao trên 25oC sẽ làm cây chậm phát triển hoặc chết. Do đó cần phải có độ chăm sóc đặc biệt là bón phân nhằm tăng độ dinh dưỡng giúp cây khỏe mạnh. Thường xuyên làm cỏ sạch tránh ăn hết chất đạm..
Tác dụng chữa bệnh của hoa Cúc họa mi
Chắc nhiều người không biết rằng hoa Cúc họa mi ngoài vẻ đẹp mộc mạc, mong manh thì nó còn là một loài hoa mọc họa mi được xem là một trong số những cây thuốc phổ biến có khả năng tận dụng cả thân, lá, rễ và hoa để làm dược liệu. Các loại dưỡng chất có trong cây cúc họa mi có khả năng chống viêm như viêm phổi, viêm khớp, viêm phế quản…, kháng khuẩn và virut gây ra bệnh cảm cúm, đau họng…, ngăn ngừa nấm, kích thích sản sinh các tế bào máu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Cúc họa mi chữa bệnh tim mạch, chữa tăng huyết áp: hoa cúc 10g, hoa hoè 6g, thảo quyết minh 10g. Cho vào 500ml sắc kỹ chia uống 3 lần trong ngày. Hoặc bạch cúc 10g, hoa hoè 8g, lạc nhân (đậu phộng) 3g. Sắc uống ngày một thang, uống trong 7 ngày liền.
- Suy tim: Sắc 300g hoa cúc, lấy nước sắc kỹ thành cao. Mỗi lần uống khoảng 20 – 25ml ngày 2 lần.
- Mỡ máu cao, béo phì: hoa cúc, sơn tra phiến, thảo quyết minh, mỗi vị 15g, sắc kỹ với 500ml chia uống 3 lần trong ngày.
- Hoa mắt chóng mặt: bạch cúc, hoa thiên lý mỗi vị 10g, ngải cứu 12g, rau má, lá đinh lăng mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống liền 5 ngày.
- Đau đầu: bạch cúc 9g, hoa nhài 3g, rau má 10g, cúc bách nhật 5g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống liền 3 – 5 ngày.
Xem thêm