Lan cẩm cù lá tim chậu sứ

Lan cẩm cù được biết đến với nhiều tên gọi như lan sao, lan cầu lông, lan cau, cẩm cù trái tim, lan anh đào,… và có tên khoa học là Hoya Kerrii.

Chậu sứ đường kính 16cm (cây to bên trái). Giá sản phẩm không bao gồm kệ gỗ. Kệ gỗ +60k

285.000 

(6 đánh giá của khách hàng)

Lan cẩm cù được biết đến với nhiều tên gọi như lan sao, lan cầu lông, lan cau, cẩm cù trái tim, lan anh đào,… và có tên khoa học là Hoya Kerrii.

Cẩm cù có nguồn gốc xuất xứ ở vùng Đông Nam Á và Úc nằm trong phân họ Thiên lý (Asclepiadaceae), thuộc họ Trúc Đào, hay còn gọi là họ La Bố Ma (Apocynaceae). Về họ và cấu trúc thì cẩm cù không liên quan gì đến họ nhà lan (orchid) và có hàng trăm loại khác nhau được phân biệt theo màu sắc, mặt hoa, qua lá,…

Phân bố: Lan cẩm cù được phân bố phổ biến tại các đất nước vùng Đông Nam Á, châu đại dương và phân bổ ở miền nam Trung Quốc. Việt Nam của chúng ta cũng chính là địa chỉ cây lan cẩm cù rất phát triển. Lan cẩm cù dễ sống, sống ở khắp nơi, ở Việt Nam có khoảng 40 loài từ Bắc vào Nam và xuất hiện nhiều nhất ở miền Trung, tùy theo khí hậu và thời tiết thì cẩm cù sẽ có các loại lá và hoa biến đổi khác nhau theo thời tiết từng vùng miền.

Cách nhận biết cẩm cù trái tim

Cẩm cù lá tim khá ưa sáng ( 60%)
Cẩm cù lá tim khá ưa sáng ( 60%)

Thân: Đa số lan cẩm cù đều có dạng thân leo rất mềm dẻo, sức sống bền bỉ, sống quanh năm, trên các đốt của thân sẽ có rễ mọc ra. Lan cẩm cù nếu trồng ở nơi ít ánh sáng thân nhỏ và vươn dài như những chiếc vòi. Ngược lại với những cây lan cẩm cù mọc nơi nhiều ánh sáng thì đốt sẽ ngắn lại, các lá mọc gần nhau hơn, thân thường to mập nếu đủ nước và ánh sáng.

Rễ: Rễ cẩm cù thuộc loại rễ chùm, nhỏ, rễ mọc ra tua tủa từ các đốt trên thân giúp lan bám chắc vào vật chủ để dễ dàng hút chất dinh dưỡng và leo cao hơn.

Lá: Lá cẩm cù mọc đối xứng nhau qua các đốt của thân, có hình bầu dục với đầu hơi thuôn dài, hơi nhọn, mình dày mọng nước. Hiện nay, lá cẩm cù đa dạng hơn với nhiều kiểu dáng màu sắc khác nhau, tuy nhiên có một loại được ưa chuộng hơn cả đó là cẩm cù trái tim, lá bản to, dày, lá hình trái tim, thường hay được những cặp tình nhân tặng cho nhau để gửi tặng yêu thương đến người yêu của mình. Cẩm cù lá tim thì chúng ta chơi lá cũng đã đẹp chứ chưa nói gì đến hoa.

Hoa: Hoa cẩm cù mọc thành chùm tròn như hình quả cầu, một chùm có hàng trăm bông hoa nhỏ xinh chụm lại, đây là lý do mà cẩm cù còn được gọi với cái tên là hoa tú cầu. Mặt hoa nhỏ, có hình ngôi sao với nhiều màu sắc như hồng, đỏ, tím, trắng…. được làm nền bởi  năm  cánh hoa trắng mềm mại bên ngoài. Điều này khiến cẩm cù còn trở thành biểu tượng của sự may mắn, nhụy hoa hình ngôi sao với màu sắc bắt mắt còn trở thành điểm nhấn, giúp chùm hoa cẩm cù càng thêm bắt mắt. Hoa cẩm cù có hương thơm nhè nhẹ, dễ chịu, độ bền của hoa khoảng từ 7-10 ngày, hoa ra quanh năm. Điều này khiến hoa cẩm cù được ưa chuộng và thường được sử dụng để trang trí quán cà phê, phòng đọc sách, cửa sổ,…

Cách chăm sóc lan cẩm cù lá tim để cây ra hoa quanh năm và sai hoa

Tưới nước: Lan cẩm cù là loại cây dễ trồng chịu hạn tốt, ưa độ ẩm cao. tưới nước  phù hợp nhất là nên tưới cho cây 1 lần/tuần tùy từng mùa mà phân bổ nước sao cho hợp lý. Hơn nữa, chậu cây cần có các lỗ thoát nước để tránh hiện tượng ngập úng.

Ánh sáng: Lan cẩm cù là dòng lan ưa ánh sáng tán xạ. Để quang hợp và ra hoa, loài lan này cần có một lượng ánh sáng nhất định khoảng 60%. Nếu bạn để cây ở rơi quá râm mát thì cây chỉ phát triển lá, thân chứ không cho nhiều hoa. Ngược lại, để cây ở nơi quá nắng thì hoa có thể ra nhiều nhưng màu lá dễ phai, chuyển vàng.  Vì thế, nên trồng cẩm cù dưới tán mái che lưới hoặc ở ban công.

Bón phân: không nên bón quá nhiều phân cho cẩm cù, chỉ nên bón ở mức độ vừa đủ để cây có thể phát triển ổn định. Nếu bón quá nhiều, cây có thể xót mà chết hoặc ức chế sự ra hoa của cây. Mỗi tháng nên bón cho cây khoảng 1- 2 lần là hợp lý.

Phòng trừ sâu bệnh: Lan cẩm cù có rất dễ sống, không chỉ chịu hạn tốt mà dòng lan này còn ít bị sâu hại tấn công. Một số loại sâu bệnh phổ biến cầm cù là các loài rệp. Nếu cây nhà bạn bị nhiễm rệp thì nên phun các loại thuốc đặc trị, phun trực tiếp lên lá để ngăn ngừa sự ảnh hưởng. Là loài lan khỏe mạnh, ít bị bệnh, thế nhưng bạn cần chú ý tới những đốm đen, và nứt gốc. Để hạn chế và tránh được căn bệnh này bạn hãy chủ động, tạo môi trường sạch sẽ, thoáng mát cho cây. Thường xuyên cắt lá úa, héo, có đốm để bảo vệ vườn lan.

Cẩm cù là loại lan đẹp, quyến rũ, mà lại có ý nghĩa trong tình yêu và cả sự may mắn. Loài hoa này rất đáng để được sở hữu và chăm sóc. Trên đây là một số lưu ý khi chăm sóc để loài hoa này ra hoa quanh năm và chất lượng hoa không bị thay đổi. Chúc các bạn thành công với loài hoa cực kì dễ trồng này nhé!

6 đánh giá cho Lan cẩm cù lá tim chậu sứ

  1. Mỹ Hạnh

    Dịch vụ thi công ban công rất tuyệt vời

    1 product
  2. Hoài Thương

    Dịch vụ thi công ban công rất tuyệt vời

    1 product
  3. Hồng Linh

    Sản phẩm đa dạng, đẹp

    1 product
  4. Bích Hảo

    Cây khỏe, hài lòng

    1 product
  5. Thu Hậu

    Mình rất hài lòng về dịch vụ và sản phẩm của tiệm cây xanh

    1 product
  6. Huyền Linh

    rất ưng ý

    1 product
Thêm đánh giá
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon